COVID-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm vi-rút sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện.
Các triệu chứng thường gặp nhất:
– sốt
– ho khan
– mệt mỏiCác triệu chứng ít gặp hơn:
– đau nhức
– đau họng
– tiêu chảy
– viêm kết mạc
– đau đầu
– mất vị giác hoặc khứu giác
– da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím táiCác triệu chứng nghiêm trọng:
– khó thở
– đau hoặc tức ngực
– mất khả năng nói hoặc cử động
Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng. Luôn gọi điện trước khi gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế.
Những người có triệu chứng nhẹ và không có biểu hiện bệnh nào khác nên điều trị triệu chứng tại nhà.
Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5–6 ngày kể từ khi người bệnh nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, thời gian này có thể lên tới 14 ngày.
HÃY LÀM TỐT 5 ĐIỂM Giảm thiểu lây truyền virút corona
1. Ở NHÀ Hạn chế tối đa ra ngoài
2. ĐEO KHẨU TRANG khi ra ngoài
3. RỬA TAY thường xuyên
4. LUÔN LAU RỬA bề mặt vật dụng
5. KHAI BÁO Y TẾ cập nhật sức khỏe hàng ngày
CÁCH ĐIỀU TRỊ
Cho đến nay, vẫn chưa có vắc-xin hoặc thuốc đặc hiệu cho COVID-19. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu phương pháp điều trị và sẽ kiểm chứng thông qua thử nghiệm lâm sàng. Tổ chức Y tế Thế giới
Vì vậy cần ý thức tự chăm sóc bản thân
Nếu cảm thấy không khỏe, bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ở trong phòng tách biệt với các thành viên khác trong gia đình và sử dụng phòng tắm riêng nếu có thể. Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào.
Mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh ở nhà. Duy trì chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe, ngủ đủ giấc, chăm vận động và liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại hoặc qua mạng. Trẻ em cần người lớn yêu thương và quan tâm hơn trong những lúc khó khăn. Cố gắng giữ nếp sinh hoạt và thời gian biểu như thường lệ.
Việc bạn cảm thấy buồn, căng thẳng hay hoang mang là điều hết sức bình thường trong thời kỳ khủng hoảng. Khi đó, bạn có thể trò chuyện với những người mình tin tưởng, chẳng hạn như bạn bè và gia đình. Nếu bạn cảm thấy quá sức chịu đựng, hãy trao đổi với nhân viên y tế cộng đồng hoặc tư vấn viên.
Bài viết liên quan
Y tá điều dưỡng bác sĩ “không áo blouse” khoát lên trang phục áo dài như hoa hậu
NỘI DUNG BÀI VIẾTCác triệu chứng thường gặp nhất:Các triệu chứng ít gặp hơn:Các triệu...
Th3
3 CÁCH ĐỂ BÁC SĨ TỐT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TIẾP TỤC HÀNH NGHỀ Y TẠI MỸ
NỘI DUNG BÀI VIẾTCác triệu chứng thường gặp nhất:Các triệu chứng ít gặp hơn:Các triệu...
Th11
Ai cần tiêm văc xin Covid-19 mũi thứ 3?
NỘI DUNG BÀI VIẾTCác triệu chứng thường gặp nhất:Các triệu chứng ít gặp hơn:Các triệu...
Th11
Quy định quần áo phòng mổ scrubs và cách bảo quản đúng cách
NỘI DUNG BÀI VIẾTCác triệu chứng thường gặp nhất:Các triệu chứng ít gặp hơn:Các triệu...
Th11
Bộ sưu tập áo blouse, áo bác sĩ cực đẹp tại Việt Nam
NỘI DUNG BÀI VIẾTCác triệu chứng thường gặp nhất:Các triệu chứng ít gặp hơn:Các triệu...
Th9
Mỗi điều dưỡng mang trên mình chiếc áo blouse là một chiến binh
NỘI DUNG BÀI VIẾTCác triệu chứng thường gặp nhất:Các triệu chứng ít gặp hơn:Các triệu...
Th9